Phục hồi chức năng sau phẫu thuật trật khớp cùng vai đòn đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi hoàn toàn chức năng của khớp vai sau phẫu thuật cố định khớp, nhất là sau phẫu thuật nội soi khớp vai. Cần có chương trình tập luyện bài bản
- Lưu ý chăm sóc ngay sau phẫu thuật
– Giảm đau và sưng nề khớp ngay sau phẫu thuật hoặc sau tập luyện PHCN bằng chườm đá lạnh 20 phút/ lần/1h sau 48- 72 giờ sau phẫu thuật
– Lót khăn mỏng dưới vai khi nằm nhằm tránh để vai phẫu thuật duỗi quá mức
– Mang đai treo tay trong 6 tuần đến khi phần mềm liền tốt và kiểm soát cơ lực tốt
– KHÔNG thực hiện cử động xoay trong, duỗi khớp vai
– KHÔNG nâng vai quá 90 độ trên mọi mặt phẳng trước 6 tuần
– KHÔNG cầm, nâng vật nặng quá 0.5-1kg trước 6 tuần
– KHÔNG thực hiện kéo giãn trong các cử động xoay trong, xoay ngoài trước 6 tuần
- Therapy
- Giai đoạn 1: Ngày 0 đến tuần 6
Mục tiêu:
- Duy trì, bảo vệ vung vai vừa phẫu thuật
- Kiểm soát đau, phù nề
- Thực hiện bài tập thụ động ( PROM ), không thực hiện bài tập khớp vai chủ động ( AROM) trong giai đoạn này.
- Duy trì bài tập chủ động/ chủ động có đề kháng các khớp: khuỷu, cổ tay, bàn tay…
- Biết cách sử dụng đai treo tay, và sinh hoạt hàng ngày.
Người bệnh nắm được và tự thực hiện được các bài tập phù hợp
Tập luyện:
– Gồng cơ tĩnh vùng đai vai.
– Bài tập thụ động:
+ Gập khớp vai ( tư thế nằm ngửa, vai được nâng đỡ ): 0-90 độ
+ Xoay trong, xoay ngoài 0-45 độ ( Tư thế bệnh nhân năm ngửa, ra tăng chậm, không kéo giãn )
– Khuỷu tay, cổ tay: Bóp bóng, tập vận động chủ động/ chỉ động có đề kháng khuỷu, cổ tay ( Người bệnh không đau )
- Giai đoạn 2: Từ tuần 7 đến tuần 12.
Mục tiêu:
– Bảo vệ, tránh gây tổn thương vùng vai phẫu thuật.
– Gia tăng tầm vận động khớp vai.
– Bắt đầu tập mạnh khớp vai.
Lưu ý:
– Đai treo tay: đai treo tay có thể bỏ trong giai đoạn này, đeo nẹp kéo dài nếu có chỉ định của bác sĩ. Khi bỏ đai người bệnh có thể bắt đầu vận động khớp vai trong sinh hoạt hàng ngày.
– Tiếp tục KHÔNG cầm, nâng vật nặng quá 0.5-1kg. Tránh các cử động đẩy, kéo trong sinh hoạt hàng ngày.
Tập luyện:
Tiếp tục duy trì hệ thông bài tập của giai đoạn trước và bổ xung:
- Bắt đầu thực hiện vận động khớp vai chủ động ( AROM)/ chủ động có trợ giúp ( AAROM):
+ Gập khớp vai chủ động có trợ giúp ( tư thế nằm ngửa, tư thế đứng ): gia tăng hết tầm vận động khớp vai ở cuối tuần 12.
+ Xoay trong, xoay ngoài 0-90 độ ( Tư thế bệnh nhân năm ngửa, kéo giãn nhẹ nhàng )
– Nhóm bài tập sức mạnh:
+ Thực hiện chủ động bài tập nằm sấp duỗi khớp vai ( Prone shoulder extension exercise)
+Thực hiện chủ động bài tập nằm sấp nâng tay ( Prone Row exercise)
- Isometric cử động xoay trong, xoay ngoài, nhóm cơ delta
- Băt đầu thực hiện bài tập về điều hợp theo nhịp cho khớp vai phẫu thuật, bài tập tăng cường đẳng trương ( isotonic) cho cơ delta ở cuối tuần thứ 7-8 (Lưu ý không gây đau)
- Thực hiện tập sức mạnh bằng tạ, dây kháng lực vùng khớp khuỷu, cổ tay, bàn tay…
Người bệnh bắt đầu tối đa hoá thực hiện các vận động chức năng
- Giai đoạn 3: Từ tuần 13 đến tuần 18.
Mục tiêu:
– Bảo vệ, tránh gây tổn thương vùng vai phẫu thuật.
– Gia tăng tối đa tầm vận động khớp vai.
– Tập mạnh khớp vai.
Lưu ý:
– Ngươi bệnh có thể thực hiện hoàn toàn chức năng sinh hoạt hàng ngày.
– Tránh nâng vật trọng lượng nặng lên cao
Tập luyện:
– Bài tập về con lắc
– Xoay ngoài tư thế đứng / tập mở cửa ( xoay ngoài khớp vai)
– Bài tập bò tường
– Kèo giãn tay qua đầu
– Đứng về phía trước uốn cong
– Xoay trong vai, vòng tay sau lưng
– Kéo gĩan xoay ngoài tư thế dang 90 độ, xoay trong khớp vai.
– Supine Cross-Chest Stretch
Supine Cross-Chest Stretch
– Tập mạnh nhóm cơ chóp xoay, delta, nhị đầu, tam đầu…
- Giai đoạn 4: Sau 19 tuần
Mục tiêu:
– Trở về hoàn toàn sinh hoạt hàng ngày.
– Tiếp tục duy trì tầm vận động, bài tập tăng cường sức mạnh.
– Bắt đầu thực hiện, trở về hoạt động thể thao ( Dựa trên tư vấn của bác sĩ )
Ths.Bs Trần Quyết – Khoa Phẫu thuật chi trên Trung tâm CTCH và YHTT Vinmec, số 458 Minh khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội, sđt 0964502886.