Phẫu thuật nội soi điều trị cứng khớp khuỷu

Ngõ vào Nội soi khớp khuỷu

Khớp khuỷu là một khớp bản lề, phức hợp, được cấu tạo từ 3 thành phần khớp riêng biệt ( đài quay, mặt khớp mỏm khuỷu, phân khớp của lồi cầu xương cánh tay) và được bao quanh bởi một loạt các cấu trúc mô mềm.. Tuy riêng biệt nhưng các thành phần của khớp khuỷu hoạt động rất nhịp nhàng và ăn khớp với nhau để thực hiện các động tác phức tạp của khuỷu và cẳng tay như gấp, duỗi, xoay.

Trong những trường hợp chấn thương vùng khớp khuỷu gây gãy xương phạm khớp hoặc khuyết xương sẽ dễ dẫn đến nguy cơ cứng khớp khuỷu gây mất hoặc hạn chế vận động của khớp do sự thay đổi về tương quan giải phẫu hoặc do sự hình thành của những mô xương bất thường ở bên ngoài xương ( những mổ xương này đóng vai trò như yếu tố vật lý gây hạn chế tầm vận động của khuỷu). Một vài thống kê của các tác giả nước ngoài cho thấy những yếu tố như bỏng, chấn thương đầu, can thiệp phẫu thuật muộn, bất động sau mổ dài là những yêu tố nguy cơ cao gây ra sự xuất hiện của các mô xương bất thường vùng khuỷu

Có hai hệ thống phân loại chính về cứng khớp khuỷu của tác giả Kay và Morey, trong đấy phân loại của tác giả Moery được cho là dễ hình dung hơn cả vì đây là phân loại theo nguyên nhân gây cứng khớp, theo phân loại của tác giả này thì cứng khớp khuỷu được chia làm 3 loại:

• Bên trong: Nguyên nhân gây cứng khớp bên trong như dính khớp, chuột khớp, gai xương, di lệch bề mặt khớp

• Bên ngoài: Bao gồm các nguyên nhân gây cứng khớp bên ngoài như bao khớp, dây chằng, co rút cơ, mô xương bất thường, can xương lệch ngoài khớp

• Hỗn hợp: Bao gồm cả nguyên nhân bên trong và bên ngoài gây cúng khớp

Về điều trị cứng khớp khuỷu:

Ngõ vào Nội soi khớp khuỷu
Ngõ vào Nội soi khớp khuỷu

• Mục tiêu cần đạt được là làm cho bệnh nhân hết đau duy trì chức năng sau mổ tốt và đạt được sự ổn định của khớp. Cả hai phương pháp điều trị bảo tồn ( dùng thuốc kháng viêm, giảm đau kết hợp phục hồi chức năng, vật lý trị liệu) và phẫu thuật đều có thể được cân nhắc lựa chọn trong điều trị tuy nhiên thời gian và mức độ nghiên trọng cũng như các nguyên nhân, bệnh lý của bệnh sẽ là yếu tố giúp cho bác sĩ lựa chọn phác đồ điều trị tối ưu nhất. Thông thường phương pháp điều trị bảo tồn được cân nhắc ở những người bệnh có triệu chứng cứng khuỷu ở mức độ ít và trong thời gian dưới 6 tháng. Điều trị phẫu thuật được đặt ra đối với những trường hợp bệnh không đạt được hiệu quả điều trị theo phương pháp bảo tồn trong việc loại trừ đau và khôi phục tầm vận động.

• Có hai phương pháp phẫu thuật điều trị cứng khớp khuỷu được áp dụng là mổ mở và mổ nội soi nhìn chung theo một số tài liệu báo cáo của các tác giả nước ngoài thì tỷ lệ hài lòng sau phẫu thuật là khá cao. Phẫu thuật nội soi khớp khuỷu mới được bắt đầu từ cuối những năm thập niên 80 của thế kỷ trước, đây là một kỹ thuật khó đòi hỏi sự kinh nghiệm và thuần thục trong nội soi của phẫu thuật viên. Tại Việt Nam hiện kỹ thuật này vẫn chưa thể triển khai được đại trà và chỉ có ở một số cơ sở chấn thương chỉnh hình chuyên sâu, dựa trên nội soi các phẫu thuật viên có thể tiếp cận và xử trí xương bất thường và phần mềm gây cứng khớp khuỷu.

Ths. Bs Trần Quyết khoa phẫu thuật chi trên – Trung tâm CTCH và YHTT Vinmec. Số 458 Minh khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội. sđt 0964502886.

Trả lời