Kết hợp xương gãy đầu ngoài xương đòn bằng chỉ siêu bền

kết hợp xương đòn với chỉ siêu bền

Gãy đầu ngoài xương đòn chiếm 10-30% trong các trường hợp gãy xương đòn. Loại gãy này phổ biến ở nam giới trong độ tuổi lao động (30-50 tuổi) và người già trên 70 tuổi ở cả 2 giới.

Sự ổn định của xương đòn được tạo thành do 3 thành phần chính: dây chằng cùng vai đòn, Dây chằng quạ đòn, thành phần cơ (cơ delta, cơ thang). Trong đó dây chằng quạ đòn là cấu trúc rất quan trọng đảm bảo độ vững của xương đòn và thường bị tổn thương khi gãy đầu ngoài xương đòn hoặc trật khớp cùng đòn.

Gãy xương đòn thường xảy ra do lực mạnh tác động trực tiếp vào vùng vai do tai nạn, ngã cao hoặc ngã đập vai xuống nền cứng.
Bệnh nhân gãy xương đòn thường có các biểu hiện như:

– Đau, hạn chế vận động vai, cánh tay bên tổn thương.
– Biến dạng tại khớp cùng vai đòn
– Sưng, có thể có bầm tím, tụ máu tại khớp cùng vai đòn
– Cánh tay rủ về phía trước và xuống dưới do trọng lượng của cánh tay và co kéo của cơ ngực bé.
Một số phương tiện chẩn đoán hình ảnh hỗ trợ chẩn đoán:
– Chụp Xquang: Thông thường chụp Xquang là đủ để chẩn đoán. Phim đứng thẳng cả 2 bên vai hoặc chụp tư thế đầu nghiêng 15° (tư thế zanca) giúp xác định gãy di lệch.
Ngoài ra có thể chụp Cắt lớp vi tính giúp đánh giá chính xác hơn tổn thương di lệch, chồng ngắn, tổn thương vào khớp và chụp Cộng hưởng từ giúp đánh giá các tổn thương mô mềm đi kèm như gân, dây chằng, bao khớp.
Phân loại gãy đầu ngoài xương đòn

Phân loại Neer cho gãy đầu ngoài xương đòn

Có rất nhiều cách phân loại khác nhau nhưng thường sử dụng phân loại của Neer dựa trên tính chất của ổ gãy, vị trí giải phẫu liên quan của ổ gãy với dây chằng quạ đòn. Phân loại này rất có ý nghĩa và được áp dụng phổ biến từ những năm 1960.

CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ
Gãy đầu xa xương đòn có thể được điều trị bảo tồn hoặc phẫu thuật. Kết quả điều trị phụ thuộc vào các yếu tố chính như mức độ di lệch, tổn thương d/c kèm theo, gãy vững hay không vững. Hướng điều trị được lựa chọn dựa trên phân loại Neer. Đó là với Gãy đầu xa xương đòn type I, III, IV là những tổn thương vững, ít di lệch, không tổn thương dây chằng quạ đòn sẽ thích hợp lựa chọn điều trị bảo tồn. Còn với ổ gãy type II hoặc type V là loại gãy không vững, di lệch nhiều, tổn thương d/c quạ đòn sẽ ưu tiên các phương pháp phẫu thuật.


1. Điều trị bảo tồn:
Bao gồm cố định bằng băng đeo cố định cánh tay hoặc băng cố định hình số 8. Sử dụng băng đeo cố định cánh tay cho người bệnh thoải mái hơn, trong khi đó băng số 8 có một số vấn đề như rối loạn chức năng mạch máu thần kinh tạm thời, giả cứng khớp. Đeo băng trong khoảng 4-6 tuần, tập cử động nhẹ nhàng khớp vai khi triệu chứng đau được cải thiện.

Nẹp khoá cho gãy đầu ngoài xương đòn


2. Phẫu thuật cố định bằng nẹp khóa kèm theo hoặc không cố định lại dây chằng quạ đòn.


Nẹp khóa được thiết kế phù hợp với đầu xa xương đòn và cho phép cố định đa mặt phẳng, sử dụng để cố định các mảnh rời tốt. Bệnh nhân phẫu thuật bằng nẹp khóa cho phép cố định ổ gãy chắc chắn, được cử động cánh tay sớm.
Mặc dù hiệu quả cố định ổ gãy tốt, với gãy type II có tổn thương dây chằng quạ đòn, để hỗ trợ dây chằng hồi phục, bệnh nhân sẽ được điều trị kết hợp giữa nẹp khóa và cố định thêm dây chằng quạ đòn bằng neo hoặc chỉ khâu để tăng cường và sửa chữa dây chằng quạ đòn. Sự kết hợp này được xem là một trong những lựa chọn tốt cho trường hợp gãy đầu xa không vững. Tuy nhiên rất nhiều tác giả chỉ để ý đến gãy xương mà không gia cố hoặc tái tạo lại dây chằng quạ đòn, nguy cơ mất vững khớp cùng đòn về sau.

Nẹp móc cho gãy đầu ngoài xương đòn

3. Phẫu thuật cố định bằng nẹp móc (Hook plate)
Phương pháp này được nhiều tác giả sử dụng cho gãy đầu xa xương đòn Neer độ II, nhất là trong trường hợp mảnh gãy quá nhỏ không đặt được vít cố định. Nẹp này có móc được đặt dưới mỏm cùng vai, giúp cố định không cho ổ gãy di lệch lên trên. Phương pháp này đã được chứng minh cho kết quả điều trị tốt, liên xương và khôi phục chức năng khớp vai.
Tuy nhiên cũng có một số biến chứng của phương pháp này cần chú ý đó là: đau vai do gây hẹp khoang dưới mỏm cùng vai thứ phát, gãy móc, tiêu mỏm cùng vai, gãy mỏm cùng.

Kết hợp xương bằng đinh chỉ thép

4. Phẫu thuật kết hợp xương bằng đinh, chỉ thép
Dùng đinh chỉ thép cố định ổ gãy đầu ngoài xương đòn lần đầu tiên được giới thiệu bởi Bosworth (1941), trở thành phương pháp phổ biến trong điều trị gãy đầu xa xương đòn và cho kết quả liền xương và hồi phục chức năng tương đối tốt, cho đến nay vẫn còn nhiều cơ sở y tế sử dụng. Tuy nhiên khi sử dụng đinh chỉ thép sẽ phải đối mặt với nguy chồi đinh gây đau vai, đứt chỉ thép hoặc xuyên đinh sai vị trí…

Kết hợp xương bằng chỉ siêu bền

5. Kết hợp xương cho gãy đầu ngoài xương đòn bằng chỉ siêu bền
Phương pháp điều trị gãy đầu ngoài xương đòn mà không cần dùng dụng cụ kết hợp xương, được tác giả Soliman báo cáo lần đầu tiên năm 2013. Kỹ thuật này sử dụng chỉ siêu bền cố định từ mỏm quạ đến đầu ngoài của xương đòn bị gãy. Kỹ thuật này dựa trên nguyên tác liền xương sinh lý, cho phép cố định ổ gãy và cố định d/c quạ đòn, mang đến những ưu điểm lớn so với các phương pháp khác như phục hồi chức năng sớm, và không gây khó chịu hoặc giảm thiểu do 1 số biến chứng của dụng cụ kết hợp xương. Tuy nhiên đây là kỹ thuật mới, cần phẫu thuật viên có kiến thức tốt về giải phẫu vùng vai và có kinh nghiệm.

Xuang trước mổ của người bệnh
Xquang sau mổ: xương đã về vị trí giải phẫu

Vừa qua khoa phẫu thuật chi trên bệnh viện Vinmec times city đã thực hiện phẫu thuật cho BN nữ 60 tuổi gãy đầu ngoài xương đòn typ 2 bằng chỉ siêu bền. Bệnh nhân hồi phục nhanh và xuất viện chỉ sau 1 ngày phẫu thuật. Xin giới thiệu hình ảnh trước mổ và ngay sau mổ.

????????????.???????? ????????????̂̀???? ????????????????̂́????- Khoa Phẫu thuật chi trên, Trung Tâm chấn thương chỉnh hình và Y học thể thao, Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Times City.☎️Hotline: 0964502886.

Trả lời