Khi nhắc đến hội chứng chèn ép khoang chúng ta thường nhắc đến vùng cẳng chân là chủ yếu vì đây là vị trí hay gặp tình trạng này nhất. Tuy nhiên, hội chứng chèn ép khoang ở cẳng tay cũng khá thường gặp ở chi trên. Nếu không phát hiện và xử trí kịp thời thì hậu quả gây ra cũng vô cùng nặng nề.
Khoang trước nông, được ngăn cách bởi lớp cân nông và khoang trước sâu, bao gồm cơ sấp tròn, cơ gan tay dài, cơ gấp các ngón nông, cơ gấp cổ tay quay và cơ gấp cổ tay trụ.
Trong khoang trước có dây thần kinh giữa, dây thần kinh gian cốt trước và dây thần kinh trụ. Dây thần kinh giữa chạy ở cẳng tay giữa cơ gấp các ngón nông và cơ gấp các ngón sâu, và là loại tổn thương thường gặp nhất trong hội chứng khoang cẳng tay. Nó cũng có thể bị chèn ép dưới dây chằng ngang cổ tay.
Khoang sau nằm trên màng gian cốt và chứa cơ duỗi ngón cái và cơ duỗi các ngón tay dài.
Khoang sau bên bao gồm cơ cánh tay quay, cơ duỗi cổ tay quay dài và cơ duỗi cổ tay quay ngắn.Gãy xương cẳng tay, cả gãy hở và gãy kín, là nguyên nhân phổ biến
nhất của hội chứng khoang cẳng tay. Ngoài ra còn có những nguyên nhân không do chấn thương của cẳng tay gây hội chứng khoang, bao gồm tổn thương tái tưới máu, nong mạch hoặc chụp động mạch, thoát mạch qua đường truyền tĩnh mạch, tiêm thuốc, rối loạn đông máu hoặc rối loạn chảy máu.
Việc chậm giải áp cẳng tay là dấu hiệu báo trước những biến chứng lâu dài. Nếu như bệnh nhân được phẫu thuật cắt cân sau 6 giờ xuất hiện hội chứng, họ sẽ có nhiều khả năng đáng kể phát triển các biến chứng sau đó. Tỷ lệ biến chứng tổng thể, như được mô tả trong một đánh giá hệ thống gần đây, là khoảng 40%, bao gồm các khiếm khuyết về thần kinh, co rút, sự kết hợp gãy xương chậm, hoại tử cơ, hội chứng đau khu vực phức tạp và mảnh ghép da làm hạn chế chuyển động của gân.
BS Trần Quyết – trung tâm Chấn thương chỉnh hình và Y học thể thao Vinmec. Sđt 0964502886