Chấn thương khớp gối có thể gây tổn thương những dây chằng nào?

  1. Các loại tổn thương dây chằng khớp gối thường gặp

Khớp gối là một khớp bản lề chịu lực của cơ thể, đóng vai trò rất lớn trong các hoạt động hàng ngày và sinh hoạt thể thao.

Dây chằng được cấu tạo từ các sợi collagen dài và xơ có nhiệm vụ nối hai hoặc nhiều xương và xung quanh khớp xương.

Hình minh hoạ đứt dây chăng chéo trước khớp gối

Các loại tổn thương đứt dây chằng khớp gối phổ biến:

  • Đứt dây chằng chéo trước.
  • Đứt dây chằng chéo sau.
  • Đứt dây chằng bên trong hoặc bên ngoài.

2. Các dấu hiệu nhận biết đứt dây chằng khớp gối

  • Chấn thương trong khi lao động nặng nhọc, tai nạn giao thông, chơi thể thao (bóng đá, bóng rổ, tennis…)  gây sưng, đau đầu gối.
  • Có tiếng “pop” hoặc “lách tách” khi xảy ra va chạm, tác động vào đầu gối.
  • Xuất hiện các bất thường tại đầu gối như: đau, sưng, thâm tím, chảy máu…
  • Chấn thương khi vận động: gập gối, ngã khuỵu gối, va chạm mạnh tại đầu gối, đột ngột đổi hướng, xoay người.
  • Di chuyển khó khăn: đi tập tễnh, di chuyển đầu gối hạn chế, cảm giác không vững tại đầu gối.

3. Đứt dây chằng khớp gối hay gặp những biến chứng gì?

Nếu người bệnh chủ quan hoặc không được điều trị sẽ khiến đầu gối bị tổn thương nghiêm trọng:

  • Đứt dây chằng: Dây chằng bị giãn, khi hoạt động quá mức có thể gây đứt, khả năng vận động của khớp yếu hơn và bị hạn chế.
  • Tổn thương sụn chêm: Sụn chêm là phần bọc ngoài cùng của xương chày và ổ khớp gối. Liên kết ở các đầu xương lỏng lẻo khiến mâm chày di động, gây chèn ép sụn chêm, dẫn tới biến dạng hoặc rách. Khi đó, bề mặt sụn không còn trơn mà có rãnh vỡ, ma sát mạnh gây đau.
  • Thoái hóa khớp: Tình trạng lỏng khớp gối do giãn dây chằng nếu kéo dài sẽ làm tổn thương phần xương sụn ở khoang trong, khoang ngoài hoặc bánh chè, ảnh hưởng chức năng vận động của khớp.

4. Sơ cứu đứt dây chằng khớp gối như thế nào?

Sau khi gặp chấn thương, người bệnh rất khó để xác định mức độ tổn thương của dây chằng. Nên xử trí bằng cách chườm đá lạnh có bọc vải để giảm đau, phù nề và hạn chế chảy máu (không chườm đá lạnh trực tiếp lên da vì có thể làm phỏng lạnh). Người bệnh cần nằm yên tại chỗ, kê cao chân, cố định khớp.

Tuyệt đối không chườm nóng, sử dụng các loại cao vì càng làm cho đầu gối sưng hơn, dây chằng và cơ bị căng, khó co về trạng thái bình thường.

Một số trường hợp giãn dây chằng nhẹ thấy có thể tự phục hồi nhưng vẫn cần theo dõi, đề phòng tái phát trở lại. Dù tổn thương nặng hay nhẹ, người bệnh cũng cần đến ngay cơ sở y tế đầy đủ trang thiết bị hiện đại để thăm khám và có hướng điều trị đúng đắn.

5. Chẩn đoán và điều trị đứt dây chằng khớp gối như thế nào?

Chẩn đoán

Chụp X-quang: thông thường sau mỗi chấn thương, người bệnh được yêu cầu chụp X-quang. Tuy nhiên, chụp X quang chỉ có thể xác định hình ảnh rạn nứt xương, không phát hiện tổn thương dây chằng.

Chụp cộng hưởng từ: là phương pháp toàn diện, giúp phát hiện các tổn thương khác của dây chằng đầu gối không thấy được khi chụp X-Quang, siêu âm và các chẩn đoán hình ảnh khác. Ngoài ra, chụp cộng hưởng từ có thể theo dõi biến chứng, tiến triển sau phẫu thuật khớp và dây chằng gối, phát hiện và đánh giá các tổn thương khác tại đầu gối (sụn chêm, trật khớp, thoái hoá và tràn dịch khớp; gãy, vỡ, dị tật của xương…)

Hình minh hoạ sau tái tạo dây chăng chéo trước khớp gối


Điều trị

Nội khoa kết hợp vật lý trị liệu: Trước hết bệnh nhân sẽ được điều trị nội khoa: dùng thuốc và vật lý trị liệu để tăng cường sức vận động cho các cơ vùng khớp gối nhất là nhóm cơ gập, duỗi gối. Điều này rất có ích, giúp cho khớp gối đủ vững cho những hoạt động thường ngày. Nếu điều trị thuốc và vật lý trị liệu không đem lại hiệu quả thì mới thực hiện phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo đầu gối.

Phẫu thuật ngoại khoa và phục hồi chức năng sau phẫu thuật: Phẫu thuật mổ nội soi tái tạo dây chằng chéo khớp gối là một kỹ thuật cao, ít xâm lấn, giúp người bệnh nhanh hồi phục và trở lại cuộc sống, sinh hoạt bình thường. Việc điều trị không quá phức tạp nhưng đòi hỏi sự tuân thủ điều trị của người bệnh. Nếu được phát hiện và can thiệp sớm thì tỷ lệ thành công cao hơn, do cấu trúc trong khớp ít bị tổn thương, tình trạng cơ đùi ít bị teo hơn, sự phục hồi tốt hơn.

6. Những điều cần làm sau phẫu thuật tái tạo dây chằng đầu gối

Phẫu thuật nội soi với đường mổ nhỏ và ít xâm lấn phần mềm, sau mổ khoảng 3-5 ngày là người bệnh đã có thể ra viện, khoảng 10-12 ngày sẽ cắt chỉ vết mổ.

Ngay sau phẫu thuật bệnh nhân sẽ được băng chun, hướng dẫn chườm mát gối, BN sẽ được đeo nẹp gối trong 04 tuần khi đi lại.

Bệnh nhân sẽ được bác sĩ đưa ra phác đồ tập phục hồi chức năng và hướng dẫn tập ngay sau mổ, các bác sĩ sẽ hẹn khám lại theo định kỳ để đánh giá mức độ hồi phục của sức cơ và tầm vận động của vai.

Ths.Bs Trần Quyết – Trung tâm phẫu thuật khớp và Y học thể thao bệnh viện đa khoa Tâm Anh. Số 108 đường Hoàng như tiếp, Long biên, Hà nội, sdt 0964502886.

Trần Quyết
We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply